BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU TẠI CỘNG ĐỒNG
Vi khuẩn bạch hầu sản sinh độc tố không chỉ tác động đến đường hô hấp trên hoặc tác động ngoài da mà còn có thể gây tổn thương đến tim mạch, gan, thận, phổi và hệ thần kinh, gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Những người chưa được tiêm chủng vắc xin bạch hầu hoặc tiêm không đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Do đó, việc nhận biết sớm và can thiệp y tế kịp thời là yếu tố then chốt để giảm thiểu biến chứng và ngăn chặn nguy cơ tử vong. Bài tuyên truyền bệnh bạch hầu dưới đây sẽ giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh bạch hầu, từ đó áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, có thể có ho, sốt, viêm họng, mũi, thanh quản, nuốt đau, chán ăn, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng thường có giả mạc (hay còn gọi là màng viêm) màu trắng ở hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Trường hợp nặng có thể người bệnh có các biểu hiện sưng to cổ, khó thở, biến chứng viêm cơ tim gây biến chứng nguy hiểm và tử vong. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Trạm y tế xã Cát Vân khuyến cáo các biện pháp sau:
1. Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho: trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu...
2. Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
3. Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng...
5. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu.
Trên đây là những thông tin cần thiết về phòng bệnh bạch hầu từ Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân xã Cát Vân kính mong Bà con nhân dân thực hiện để phòng bệnh Bạch hầu nhé.
Hải Yến - Trạm y tế Cát Vân
(Ảnh sưu tầm từ Internet)
- NGƯỜI DÂN CẦN NHẬN DIỆN RÕ BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUÂN CÔNG
- CÁCH LÀM HAY, SÁNG TẠO CỦA CÔNG AN XÃ CÁT VÂN GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ`
- XÃ CÁT VÂN DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ VÀ BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
- BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM MÙA
- Xã Cát Vân Tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa
- KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ CÁT VÂN KHÓA XXI, NHIỆM KỲ 2021-2026
- NHƯ XUÂN ĐẶC SẮC LỄ HỘI DÂNG TRÂU TẾ TRỜI ĐỀN CHÍN GIAN
- LỄ PHÁT ĐỘNG TẾT TRỒNG CÂY XUÂN ẤT TỴ NĂM 2025
- BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU TẠI CỘNG ĐỒNG
- BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289