TỔNG QUAN VỀ XÃ CÁT VÂN, HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ XÃ CÁT VÂN, HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC
1. Vị trí, diện tích và vị thế địa lý
- Xã Cát Vân nằm cách thị trấn huyện 9 km về phía tây, có trục đường Yên Cát - Thanh Quân chạy qua dài 6km. Đường liên xã Cát Vân - Xuân Thắng (huyện Thường Xuân) dài 8km.
- Phía Đông: giáp xã Cát Tân, huyện Như Xuân.
- Phía Tây: giáp xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân.
- Phía Nam: giáp xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân.
- Phía Bắc: giáp xã Xuân Thắng, Huyện Thường Xuân.
1.2. Vị thế địa lý của xã Cát Vân.
1.2.1. Địa hình.
- Độ cao trung bình: 820m so với mặt nước biển.
- Độ dốc trung bình: 14,30, nơi dốc nhất 350; Độ dốc từ 8-200 chiếm 70% diện tích tự nhiên toàn xã.
- Diện tích đồi núi (đất lâm nghiệp) chiếm 71,51% diện tích tự nhiên. Là xã nằm dọc trục đường liên xã (Yên Cát- Thanh Quân) , các khu dân cư được hình thành trên địa hình tương đối thuận lợi, ít chia cắt, giao thông đi lại khá thuận tiện.
Cát Vân có hệ thống đập tưới trên 22 công trình, trong đó có đập Bùa Rằm là đập nước được kiên cố và cung cấp nước tưới cho diện tích ruộng nước 45 ha của 3 thôn (Vân Thượng, Vân Thành và Vân Sơn). Do địa hình phức tạp nên xã có nhiều diện tích ruộng manh mún, nhỏ lẻ so với các xã trong huyện. ngoài ra, do địa hình đồi núi nên diện tích đất bằng còn lại rất ít, chủ yếu là đất dốc từ 8-200 trở lên nằm rải rác ở tất cả các thôn trong xã.
1.2.2. Khí hậu, thủy văn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Trung bình hàng năm vào khoảng 230c. Những tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9, bình quân từ 28 - 350c. Ngày có nhiệt độ cao nhất chưa quá 420c, những tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
- Lượng mưa: Phân bố không đều, trung bình năm từ 1.600 đến 1.800mm (thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng).
Mưa thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 10.(chiếm đến 80%) lượng mưa cả năm, tháng 9 có lượng mưa lớn nhất và tháng 12 đến tháng 1 năm sau có lượng mưa ít nhất. Vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn nên nước chảy xiết, hoạt động rửa trôi, bào mòn khá mạnh, những tháng ít mưa nhất là tháng 12 đến tháng 1, năm sau thường xảy ra khô hạn, cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt của dân cư.
1.2.3. Các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên:
* Tài nguyên đất.
- Diện tích tự nhiên: 2.597,93 ha.
Trong đó:
- Đất Nông nghiệp: 2.475,77 ha, chiếm 95,3% phân bổ như sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 525,22ha. Gồm: Đất trồng lúa 116,64 ha, đất trồng cây hàng năm khác 176,79ha, đất trồng cây lâu năm 231,79 ha. Bình quân đất canh tác nông nghiệp 1830m2 /người.
+ Đất lâm nghiệp: 1857,97ha chiếm 71,51%. Trong đó: Đất rừng sản xuất 1009,86 ha chiếm 54,35%, đất rừng phòng hộ 848,11ha chiếm 45,64% đất lâm nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 92.58ha chiếm 3,73% đất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp 121,36 ha chiếm 4,67 % diện tích tự nhiên của xã. Trong đó: Đất ở 43,43 ha chiếm 35,78% đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng 51,12 ha chiếm 42,04% đất phi nông nghiệp, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 26,81 ha chiếm 22,08% đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng 0,8ha chiếm 0,03% diện tích tự nhiên toàn vùng, Trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng còn 0,8 ha.
* Tài nguyên nước:
- Lưu lượng nước đập Bùa rằm, vào mùa mưa đủ để phục vụ việc trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt cho 3 thôn bản.
+ Vào mùa khô chỉ phục vụ được 40% diện tích đất canh tác.
+ Nguồn nước sinh hoạt của bà con trong xã vào mùa khô: Khan hiếm do biến đổi khí hậu và khai thác rừng từ những năm trước đây chưa khoa học.
- Nước ngầm: chưa có điều kiện thăm dò, khai thác.
* Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng hiện có 1857.97 ha, tỷ lệ che phủ của rừng 62%.
Trong đó: - Rừng phòng hộ 848.11 ha,
- Rừng trồng 1009.86 ha, gồm: Keo 775,2ha, luồng 28ha.
- Rừng sản xuất chưa sử dụng 234,38ha.
* Tài nguyên khoáng sản:
Cát Vân là một xã rất hạn chế về tài nguyên, khoáng sản chỉ có một số quặng sắt diện tích 3,5ha với trữ lượng khai thác khoảng 10.000m3 và tài nguyên cát chủ yếu ở khe suối.
1.2.4. Nguồn nhân lực:
* Dân số:
Xã Cát Vân có 2870 nhân khẩu, mật độ dân số: 110 người/km2: Trong đó, người dân tộc Thái 747 người chiếm 26.05%, người dân tộc Thổ 1007 người chiếm 35,08% người Kinh 1054 người chiếm 36,72%, người Mường 59 người chiếm 2,05%. người Tày 3 người chiếm 0,1%.
* Lao động và cơ cấu lao động:
Tổng số lao động 1.545 người.
Trong đó: - Lao động nông nghiệp: 951 người, chiếm 61,55%.
- Lao động tiểu thủ công nghiệp: 300 người chiếm 19,43%
- Lao động thương mại, dịch vụ: 163 người, chiếm 10,55%.
- Lao động khác:131người, chiếm 8,47%
* Chất lượng lao động:
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn xã chiếm 61,55%.
- Trình độ học vấn: Tiểu học 618 người chiếm 40%; Trung học cơ sở: 463 người chiếm 30%; Trung học phổ thông 464 người chiếm 30%; mù chữ (15 - 60 tuổi) 0 người chiếm 0 %.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tổng số lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 931 người.
Trong đó: Đại học 81 người chiếm 8,7%; Cao đẳng 41 người chiếm 4,4%; Trung cấp 52 người chiếm 5,6%; Sơ cấp 242 người chiếm 26%; Tập huấn, bồi dưỡng khác 515 người chiếm 55,3%.
2. Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tích tự nhiên: 2.597,93ha.
Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp (a+b+c+d): 2.597.93ha (chiếm 100%)
a). Đất sản xuất nông nghiệp: 525.22ha.
Cây hàng năm
+ Đất trồng lúa : 116,64ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 176.79ha.
Cây lâu năm
+ Cây công nghiệp lâu năm : 231,79 ha.
b) Đất lâm nghiệp: 1.857.97ha.
+ Đất rừng sản xuất: 1.009.86ha
+ Đất rừng phòng hộ: 848.11ha
+ Đất rừng đặc dụng: Không
c). Đất nuôi trồng thuỷ sản: 92.58ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: 92.58ha.
d) Đất nông nghiệp khác: 122.16ha
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 121.36ha ( chiếm 4.67%)
-. Diện tích đất chưa sử dụng: 0.8ha ( chiếm 0.03%)
3. Dân cư và dân tộc
3.1. Quá trình phát triển dân cư
a) Tổng dân số năm 1996 ( thời điểm chia tách huyện Như Xuân): 2210 người. Trong đó: Nam: 1083; Nữ: 1127
b) Tổng dân số năm 1999: 2318 người.
Trong đó: Nam: 1100 người.; Nữ: 1218 người.
c) Tổng dân số năm 2009: 2620 người.
Trong đó: Nam: 1300 người; Nữ: 1320 người.
d) Tổng dân số hiện nay ( 2015, 2016): 2870 người.
Trong đó: Nam: 1431 người; Nữ: 1439 người.
3.2. Mật độ dân số hiện nay (2015, 2016): 110 người/km2
3.3. Cơ cấu dân số theo theo trình độ văn hóa
a) Tỉ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết (năm 2009, 2015):
- Năm 2009: đạt 96%.
- Năm 2015: đạt 100%.
b) Giáo dục phổ thông có chất lượng
- Năm hoàn thành phổ cập THCS: 2003.
- Năm hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông ?
3.4. Dân số trong độ tuổi lao động hiện nay (2015, 2016): 1.545 người ( chiếm 53.83%); Trong đó: Nam: 779 người ; Nữ: 766 người.
3.5. Dân số lao động làm việc trong các ngành kinh tế qua một số năm (1996, 2006, 2010, 2015)
* Năm 1996:
a) Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: số lượng 1113 người: Tỉ lệ 90%
b) Lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, XD: số lượng 86 người: Tỉ lệ 7%
c) Lao động dịch vụ: số lượng 38 người: Tỉ lệ 3%
* Năm 2006:
a) Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: số lượng 1091 người: Tỉ lệ 80%
b) Lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, XD: số lượng 204 người: Tỉ lệ 15%
c) Lao động dịch vụ: số lượng 69 người: Tỉ lệ 12%
* Năm 2010:
a) Lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: số lượng 1005 người: tỷ lệ 68%
b) Lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, XD: số lượng 296 người: tỉ lệ 20%
c) Lao động dịch vụ: số lượng 177 người: Tỉ lệ 12%
* Năm 2016:
a) LĐ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: số lượng 951 người: tỷ lệ 61.55%
b) LĐ công nghiệp, thủ công nghiệp, XD: số lượng 300 người: tỉ lệ 19.43%
c) Lao động dịch vụ: số lượng 163 người: tỉ lệ 10.55%
d) Lao động khác: số lượng 131 người: tỉ lệ 8.47%
3.6. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư (Số liệu lấy mốc ngày 31/12/2016 của Chi cục Thống kê huyện)
a) Dân tộc Thái: 747 người (Chiếm 26.05%); phân bố chủ yếu ở các thôn Vân Bình, Vân Tiến, Vân Phúc.
b) Dân tộc Mường: 59 người (Chiếm 2.05%); phân bố chủ yếu ở các thôn Vân Thành, Vân Sơn.
c) Dân tộc Thổ: 1007 người (Chiếm 35.08%); phân bố chủ yếu ở các thôn Vân Trung, Vân Thượng, Vân Thành, Vân Sơn.
d) Dân tộc Kinh: 1054 người (Chiếm 36,72%); phân bố chủ yếu ở các thôn: Vân Hòa, Vân Thương, Vân Thọ, Vân Bình.
đ) Các dân tộc khác: 3 người (Chiếm 0.10%); phân bố chủ yếu ở thôn: Vân Thọ.
3.7. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã
- Tiếng phổ thông (Tiếng Kinh).
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ CÁT VÂN
1. Tên gọi các thời kỳ
1.1. Tên gọi trước đây: Trước cách mạng tháng tám đến năm 1964 xã Cát Vân có tên gọi là khu Bát Vân thuộc xã Yên Cát Tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ;
1.2. Sự thay đổi tên gọi qua các thời kỳ: Từ ngày 4 tháng 9 năm 1964 theo Quyết định số 232/QĐ-NV xã Yên Cát được chia tách thành ba xã đó là:; Xã Cát Vân, xã Yên Lễ và xã Hóa Quỳ. Ý nghĩa tên gọi của xã là tên ghép giữa từ (Cát) tức là được tách ra từ xã Yên Cát (Vân) là từ ghép của xã mới tức là thành lập từ khu Bát Vân. ( gọi tên như vậy để đánh dấu sự kiện xã Cát Vân được tách ra từ xã Yên Cát trên cơ sở đổi tên của khu Bát Vân). Xã được hình thành 8 thôn gồm: Thôn Yên Phúc, Thôn Pừa Phang, Thôn Yên Vân, Thọ Vân, Thôn Thái Hòa (Thuộc xã Cát Vân ngày nay); Thôn Thắng Lợi, Thanh Vân và Thôn Cát Thịnh (Thuộc xã Cát Vân ngày nay).
Căn cứ vào địa hình rộng, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, theo nguyện vọng của nhân dân trong xã, ngày 14/ 9/1989 Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định số 232/QĐ-HĐBT chia tách Xã Cát Vân ra thành hai xã có tên gọi xã Cát Vân và Xã Cát Tân
2. Quá trình thành lập và phát triển.
Trước cách mạng tháng Tám đến năm 1964 xã Cát Vân có tên gọi là khu Bát Vân thuộc xã Yên Cát, tên gọi theo tiếng dân tộc Thổ.
Từ ngày 04/9/1964 theo Quyết định số 232/QĐ-NV, xã Yên Cát được chia tách thành 03 xã gồm:Xã Cát Vân, xã Yên Lễ và xã Hóa Quỳ, ý nghĩa tên gọi của xã là tên ghép giữa từ Cát tức là được tách ra từ xã Yên Cát; Vân là từ ghép của xã mới tức là thành lập từ khu Bát Vân, khi được thành lập xã gồm 8 thôn: thôn Yên Phúc, thôn Pừa Phang, thôn Yên Vân, thôn Thọ Vân, thôn Thái Hòa (Thuộc xã Cát Vân ngày nay); Thôn Thắng Lợi, thôn Thanh Vân và Thôn Cát Thịnh (Thuộc xã Cát Tân ngày nay).
Đến ngày 14/9/1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ra Quyết định số 232/QĐ-HĐBT chia tách xã Cát Vân ra thành 02 xã có tên gọi xã Cát Vân và xã Cát Tân.
Đến tháng 8/2018, xã Cát Vân có 10 thôn: Thôn Vân Hòa (tách ra từ thôn Thái Hòa), thôn Vân Thương (chia ra từ thôn Vân Hòa), thôn Vân Thọ (tức Thọ Vân trước đây), thôn Vân Bình (tức Trại Bôn trước đây), thôn Vân Sơn (tức Làng Nôm trước đây), thôn Vân Thành (tức Làng Nôm trước đây), thôn Vân Thượng (tức Làng Cốc trước đây), thôn Vân Phúc (tức Hón Ré trước đây), thôn Vân Trung (tức Làng Đặng trước đây) và thôn Vân Tiến (tức Pừa Phang trước đây).
Thực hiện Quyết định số 3110/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngày 18/9 và 19/9/2018, UBND xã Cát Vân công bố quyết định sáp nhập 08 thôn thành 04 thôn, 02 thôn giữ nguyên, tổng số thôn hiện tại của xã là 06 thôn: Vân Hòa, Vân Bình, vân Thành, Vân Thượng, Vân Tiến, vân trung
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ.
1. Đảng bộ xã.
Đảng bộ xã Cát Vân hiện nay có 143 Đảng viên sinh hoạt tại 08 chi bộ.
- Phụ trách Đảng bộ: Đ/c Lê Văn Huân - Phó Bí thư Thường trực
2. Hội đồng nhân dân xã.
Hội đồng nhân dân xã Cát Vân hiện nay có Thường trực HĐND (01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch) và 24 Đại biểu HĐND
3. Ủy ban nhân dân xã.
Gồm 22 cán bộ, công chức và 08 người hoạt động không chuyên trách.
Chủ tịch UBND: Đ/c Lê Văn Long
Các phó Chủ tịch: Đ/c Nguyễn Văn Tuấn, Đ/c Chu Văn Long
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã gồm Thường trực UBMTTQ (01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch và 27 thành viên.
Chủ tịch: Đ/c Lê Quang Hùng;
Phó Chủ tịch: Đ/c Lê Văn Đông
5. Hội Nông dân.
Có 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch và 974 hội viên)
Chủ tịch: Đ/c Lê Quang Cường;
Phó Chủ tịch: Đ/c Lê Quảng Điệp
6. Hội Liên hiệp Phụ nữ.
Có 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch và 566 hội viên)
Chủ tịch: Đ/c Lương Thị Hương;
Phó Chủ tịch: Đ/c Nguyễn Thị Lan;
7. Hội Cựu Chiến binh.
Có 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch và 173 hội viên)
Chủ tịch: Đ/c Trương Hữu Thảo;
Phó Chủ tịch: Đ/c Lê Thanh Hải;
8. Đoàn Thanh niên.
Có 01 Bí thư, phó bí thư và 01 ủy viên Thường vụ, có 568 đoàn viên, thanh niên)
Bí thư: Đ/c Lê Hữu Huấn;
Phó Bí thư: Đ/c Trương Thị Huyền;
Một số hình ảnh về xã Cát Vân:
Ban Biên tập trang thông tin điện tử xã Cát Vân
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289